Nhân viên
COD
Giao hàng
bảo hành 24/7
Cam kết giá rẻ
Không hài lòng hoàn tiền

Quy trình truyền dịch bằng máy truyền dịch đạt yêu cầu kỹ thuật

 

Máy truyền dịch là một trong những thiết bị y tế hiện đại được sản xuất nhằm cải thiện quy trình chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu thuật được nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên các y bác sĩ nên cập nhậtquy trình truyền dịch bằng máy truyền dịch theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hay phân phối như thương hiệu y tế Hoàn Mỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. 

Máy truyền dịch là gì ?

Máy truyền dịch là gì ? 

Đó là một trong những thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến áp dụng cho các khoa hồi sức cấp cứu hay hậu phẫu hỗ trợ tích cực cho việc hồi phục của bệnh nhân. 

Đây là dụng cụ máy móc y tế áp dụng công nghệ hiện đại ứng dụng vào quy trình đưa một lượng dịch lớn vào cơ thể người bệnh nặng bị mất sức nhanh chóng kịp thời cứu chữa bệnh tật hay bị chấn thương. 

Quy trình truyền dịch được phần mềm công nghệ kiểm soát chính xác lượng dịch đưa vào cơ thể người bệnh trong thời gian cụ thể theo sự điều chỉnh của các kỹ thuật viên của ngành y tế. 

Chỉ định những bệnh nhân được sử dụng loại máy truyền dịch này 

Mặc dù máy truyền dịch không có chống chỉ định hay cấm một bệnh nhân bất kỳ sử dụng nhưng tất cả mọi hoạt động đều phải thông qua hướng dẫn của các y bác sĩ chuyên  khoa. Khi họ muốn kiểm soát lượng dịch truyền vào cơ thể người bệnh hay duy trì đường truyền với tốc độ thấp nhằm đảm bảo khả năng tiếp nhận trong cơ thể người bệnh tốt nhất. 

Cách thực hiện quy trình truyền dịch bằng máy truyền dịch 

Người thực hiện quy trình này phải là những điều dưỡng được đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu và kinh nghiệm trong việc sử dụng các thiết bị y tế hiện đại này. 

Cách thực hiện quy trình truyền dịch bằng máy truyền dịch

Trước khi tiến hành truyền dịch cho bệnh nhân họ sẽ chuẩn bị các phương tiện như máy truyền dịch, dây truyền của máy, cọc truyền, 1 cái ba chạc, panh đã khử khuẩn, khay quả đậu, khay chữ nhật, kéo y tế, găng tay, ống cắm panh, bông gòn, cồn y tế, mũ, khẩu trang và xà bông hay dung dịch sát khuẩn. 

Đặc biệt là dụng cụ cấp cứu không thể thiếu như hộp chống sốc chứa đầy đủ các loại thuốc theo quy định, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, phiếu chăm sóc chỉ định. 

Trước khi tiến hành truyền dịch bằng máy, các y tá hay điều dưỡng nên thông báo cho bệnh nhân và người nhà của họ biết các việc mà bạn sắp làm. Đồng thời nên giải thích chi tiết từng thao tác mà mình đang thực hiện. 

·       Điều dưỡng nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, đội mũ và đeo khẩu trang theo đúng quy định. Sau đó hỗ trợ người bệnh nằm ở tư thế thích hợp rồi tiến hành đo mạch, đo nhiệt độ và huyết áp để ghi vào hồ sơ bệnh án. 

·       Các điều dưỡng pha thuốc theo chỉ định vào chai dịch rồi treo chai dịch lên cọc truyền. Đồng thời gắn máy truyền dịch lên cọc truyền rồi cắm nguồn điện vào máy xong cho dây truyền vào chai dịch.

·       Tiếp theo là thao tác đuổi khí rồi ấn giữ nút POWER trên máy và nắp dây truyền vào máy. Nhớ đặt tốc độ truyền theo đơn vị ml/ giờ, thể tích dịch truyền theo ml lựa chọn bằng phím SELECT. 

·       Sát khuẩn đường truyền kết nối với người bệnh, nhấn phím START để truyền dịch.

·       Cuối cùng thu gom dụng cụ y tế và ghi phiếu theo dõi truyền dịch chẳng hạn như các báo động của máy, vị trí truyền hay tình trạng của người bệnh theo quy trình có xuất hiện tai biến và biến chứng.

Xem thêm : Các loại thiết bị y tế khác của Hoàn Mỹ 

Các nút báo động cần xử lý kịp thời trên máy truyền dịch 

Khi đèn COMPLETION nhấp nháy kèm chuông báo thì các điều dưỡng sẽ nhấn phím START/ STOP/SILENCE để tắt chuông cảnh báo hay ấn thêm một lần thứ hai để chấm dứt quá trình truyền dịch. 

Các nút báo động cần xử lý kịp thời trên máy truyền dịch

Cuối cùng nhấn phím POWER để tắt máy cũng như tháo đường truyền rồi vệ sinh máy và cất giữ đúng đúng vào nơi quy định. Khi các nút trên máy truyền dịch nháy đỏ kèm chuông báo thì các điều dưỡng nên tắt chuông và xử lý theo từng trường hợp sau đây : 

·       Đèn AIR đỏ báo hiệu dây truyền dịch cần được đuổi khí, chỉnh sửa dây truyền vào máy cho đúng vị trí hoặc thay loại dây truyền khác.

·       Đèn OCCLUSION đỏ báo hiệu cần xử trí nơi bị tắc trên dây truyền hay mở khóa của dây truyền.

·       Đèn FLOW ERR cảnh báo về việc đặt lại số giọt trên ml thích hợp, kiểm tra lại cách lắp bộ phận đếm giọt trong khoang hay phải thay dây truyền mới.

·       Đèn EMPTY báo nên thay chai truyền dịch mới, xử trí nơi tắc nghẽn, kiểm tra và vệ sinh bộ phận đếm giọt.

·       Đèn COMPLETION nên hủy bỏ tổng dịch khi muốn truyền tiếp, tắt máy khi kết thúc truyền.

·       Đèn DOOR báo hiệu đóng cửa bơm lại.

·       Đèn BATTERY cảnh báo cắm điện, nạp pin cho ắc quy.

Xem thêm : Thỉnh thoảng đau nhói tim là bệnh gì ?

Liên hệ với chúng tôi:

Địa chỉ : Biệt thự A8 lô 12 khu đô thị mới Định Công Phường Định Công quận Hoàng Mai Hà Nội.

Điện thoại: 02435633828 - 0945805966

Địa chỉ 2 : 439/43A Lê Văn Quới phường Bình Trị Đông A quận Bình Tân TPHCM 

Điện thoại: 0962923650

Email : ytehoanmy@gmail.com

 

Xem tất cả >Các tin tức khác
icon Kiến thức cơ bản về máy truyền dịch
icon Tìm hiểu các mẫu mã bơm truyền dịch được sử dụng phổ biến hiện nay?
Gửi liên hệ tới chúng tôi