Y Tế Hoàn Mỹ tìm hiểu một cách tổng quan nhất về máy điện tim nhé!
Máy điện tim giúp theo dõi và chẩn đoán các bệnh tim mạch
1. Máy điện tim là gì?
Máy điện tim hay còn gọi máy điện tâm đồ là thiết bị đo tín hiệu điện tim( kể cả những thay đổi nhỏ nhất của dòng điện trong tim người bệnh nhân). Để có thể bơm máu cho toàn cơ thể, trái tim cần co bóp theo nhịp liên tục được điều khiển bởi một hệ thống dẫn truyền tin ở cơ tim. Và với mỗi nhịp đập của tim, tín hiệu điện sẽ lan truyền từ đỉnh cho đến đáy tim. Tín hiệu điện tim là những tín hiệu rất nhỏ, tuy nhiên tại những vị trí mạch đập như chân, tay và trước ngực thì chúng ta có thể sử dụng điện cực để ghi tại nhịp đập đó và truyền về bộ phận xử lý tín hiệu của máy. Tại đây, sau khi nhận được tín hiệu điện tim từ điện cực, máy sẽ khuếch đại tín hiệu và ghi lại điện tâm đồ. Điện tâm đồ là dạng đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện trong trái tim của người bệnh dựa vào nhịp đập của nó. Cụ thể, điện tâm đồ là những đường gấp khúc, lên xuống và biến thiên có chu kỳ theo nhịp co bóp của tim như hình bên dưới.
2. Phân loại máy điện tim
Hiện nay, có rất nhiều hãng sản suất máy điện tim với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng và đặc biệt nhiều máy còn trang bị thêm những tính năng hiện đại, hỗ trợ bác sĩ theo dõi và chẩn đoán. Chính vì thế, máy điện tim có nhiều cách phân loại như phân loại theo số kênh, phân loại theo nguồn cung cấp, phân loại theo phương pháp ghi điện tim...
2.1 Phân loại theo số kênh
Đây là cách phân loại máy điện tim theo số kênh ghi đồng thời (lần lượt ghi từng đạo trình). Loại máy đo điện tim đơn giản nhất là loại 1 kênh, chỉ in ra duy nhất 1 đạo trình ECG, dòng máy này tuy đơn giản nhưng lại tốn giấy in và tốn thời gian chờ đợi in ấn. Vì vậy, máy đo điện tim được sử dụng tại các bệnh viện thường là những loại máy đo điện tim cố định, nhiều kênh như 3, 6, 12 kênh, thậm chí có những máy đến 60 kênh ghi đồng thời. Ngoài khả năng ghi điện tim đồng thời tại nhiều đạo trình, chúng có ghi các quá trình khác nhau liên quan đến hệ tim mạch như âm tim, nhịp đập của mạch, áp suất mạch máu,.. Nhờ những tính năng đó mà bác sĩ dễ dàng theo dõi và chẩn đoán bệnh hơn, tiết kiệm thời gian thăm khám hơn.
Máy điện tim 3 cần
Máy điện tim 6 cần
Máy điện tim 12 cần
2.2 Phân loại theo nguồn cung cấp
Máy điện tim cũng có thể phân thành nguồn một chiều (sử dụng các loại pin sạc) và nguồn xoay chiều. Thông thường, các dòng máy đo điện tim xách tay sẽ sử dụng nguồn điện 1 chiều. Các máy đo điện tim cố định, nhiều kênh sẽ sử dụng nguồn xoay chiều. Song chúng vẫn được kèm theo nguồn pin hoặc ắc quy dự phòng để sử dụng khi cần thiết.
2.3 Phân loại theo phương pháp ghi điện tim
– Máy đo điện tim đầu ghi quang
Loại máy này được thực hiện bằng những tia sáng phản xạ từ gương của điện kế ghi (bộ rung) trên giấy hoặc phim ảnh chuyển động. Việc ghi bằng ánh sáng sẽ đảm bảo tính chính xác và thuận lợi hơn cho việc đọc điện tâm đồ. Nhưng để hiện ảnh lên thì yêu cầu phải xử lý hóa học các băng ghi này. Có nghĩa là phương pháp điện tâm đồ đầu ghi quang không đưa ra khả năng quan sát trực tiếp các đường cong điện tâm đồ đã ghi được. Đây cũng là nhược điểm của loại máy này.
– Máy đo điện tim với đầu ghi mực trên băng giấy
Loại máy này đã loại bỏ được nhược điểm của máy đo điện tim đầu ghi quang. Tuy nhiên, ngòi bút được lắp đặt trong máy khi di chuyển theo cung tròn có bán kính bằng chiều dài giá kẹp bút. Do đó, việc ghi sẽ bị lệch tâm và có hình dạng khác với việc ghi trong tọa độ vuông góc. Việc ghi như vậy gây một số khó khăn trong quá trình phân tích điện tim đồ.
– Máy đo điện tim với đầu ghi nhiệt
Phép ghi được thực hiện bằng dụng cụ ghi đặc biệt. Tại đầu mút của bút ghi có phần tử nung nóng nhỏ, nhẹ, được cấp điện. Việc ghi được thực hiện trên giấy chuyên dụng màu đen được phủ một lớp nến màu trắng. Khi đầu bút ghi chuyển động, lớp nến này sẽ nóng chảy, để lộ ra những điểm ghi màu đen trên nền giấy trắng.
3. Cấu tạo chung của máy điện tim
Máy điện tim được nhiều phòng mạch, cơ sở y tế lựa chọn bởi chất lượng tốt, khả năng đo lường, phân tích và chẩn đoán thông số tim chuẩn xác. Máy được nhiều hãng thiết bị y tế sản xuất với kiểu dáng, màu sắc, tính năng có nhiều sự khác biệt nhưng nhìn chung vẫn có cấu tạo đặc trưng bao gồm:
- Thiết kế bên ngoài nhỏ gọn, bề mặt máy tích hợp bàn phím hỗ trợ việc điều khiển và lựa chọn chương trình đo phù hợp
- Thân máy thường được gia công bằng nhựa cao cấp, có độ bền 7-10 năm sử dụng
- Bộ phận in nhiệt được thiết kế ngay trên thân máy, giúp bác sĩ in kết quả và chẩn đoán nhanh chóng.
- Màn hình LCD hoặc tinh thể lỏng được sử dụng để hiển thị điện tâm đồ
- Hệ thống dây cáp điện tim bao gồm 6 điện cực trước ngực và 4 điện cực chi. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, đảm bảo khả năng thu nhận tín hiệu của máy.
- Hệ thống 10 điện cực chuyên dụng, đảm bảo khả năng bám dính và thu nhận tín hiệu.
- Máy trang bị cổng kết nối: LAN, USB giúp dễ dàng liên kết với thiết bị thứ 2
- Được tích hợp pin dự phòng ngay trong máy, thời gian sử dụng liên tục lên tới 3 giờ đồng hồ.
Máy điện tim có cấu tạo khá đơn giản
4. Ứng dụng của máy điện tim
- Chẩn đoán lưu lượng máu đến nuôi cơ tim.
- Tim đập quá nhanh, quá chậm, hoặc không đều (loạn nhịp tim)
- Tim không bơm máu đủ mạnh (suy tim)
- Cơ tim quá dày hoặc một phần của tim quá lớn.
- Dị tật bẩm sinh ở tim
- Những bệnh về van tim như hở van, viêm ...
- Cường độ và độ dài của các tín hiệu điện khi chúng đi qua từng phần của tim bệnh nhân
- Điện tâm đồ cũng có thể xác định xem nhịp đập của tim có điểm bắt đầu từ phần phía trên bên phải của tim như bình thường hay không. Nó cũng có thể xác định khoảng thời gian tín hiệu điện lan hết tim. 5. Một số lưu ý khi sử dụng máy điện tim
Là dòng máy nhỏ gọn và dễ sử dụng đối với mọi đối tượng, tuy nhiên người dùng vẫn cần lưu ý những điểm sau để máy luôn đưa ra kết quả chính xác nhất và tăng tuổi thọ của máy.
- Hệ thống chống nhiễu cần được kết nối liên tục
- Khi hoạt động, tránh để máy gần các thiết bị điện tử khác, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng kết quả đo
- Cần vệ sinh các điện cực sau khi đo bằng bông tẩm cồn để trán bị oxy hoá.
- Giấy in cần đầy đủ trong máy
- Máy cần được kiểm tra chất lượng và bảo dưỡng định kỳ
Theo một số cách nhất định tim sẽ thay đổi hoạt động điện học theo các bệnh tim khác nhau. Những biểu hiện bất thường của tim sẽ được điện tâm đồ ghi lại từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh tình của bệnh nhân đang mắc phải
Đặc biệt hơn điện tâm đồ cho thấy được cơn nhồi máu cơ tim đang và đã xảy ra ở bệnh nhân từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết quả so sánh những điện tâm đồ ở hiện tại và ở quá khứ
Kết quả điện tâm đồ có thể ghi lại được:
Nhịp đập của tim: tim đập quá nhanh/chậm/không đều
Lực bơm máu của tim quá yếu
Cơ tim dày, tim có một phần lớn hơn bình thường
Tim dị tật bẩm sinh
Bệnh liên quan đến van tim
Màng bao bọc tim bị viêm nhiễm
Xác định được tín hiệu điện khi đi qua tim bệnh nhân
Điện tâm đồ còn có thể phát hiện nhịp đập của tim có ở trạng thái bình thường hay không. Thông thường nếu tim có nhịp đập bắt đầu từ phần phía trên bên phải của tim. Bên cạnh đó điện tâm đồ còn ghi lại được khi nào tín hiệu điện sẽ lan hết tim. Nếu có sự chậm trễ trong khoảng thời gian này bác sĩ có thể nhận biết được bệnh nhân có bị block tim hay hội chứng QT kéo dài hay không
Đối tượng thực hiện điện tâm đồ
Khi bác sĩ phát hiện bệnh nhân có những triệu chứng liên quan đến bệnh tim lúc này máy điện tim được sử dụng. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện sau đây sẽ được đề nghị đo điện tâm đồ: đau ngực, nhịp tim đập nhanh , rung tim, nhịp tim đập loạn xạ, không đều, khó thở, mệt, tim bệnh nhân phát ra tiếng bất thường
Vì vậy nếu muốn phát hiện được các bệnh về tim về bệnh nhân đang gặp phải bệnh nhân có thể phải tiến hành đo điện tâm đồ nhiều lần. Đối với bệnh nhân có cha, mẹ, anh, chị, em bị bệnh tim, nhất là lúc còn trẻ bác sĩ sẽ tầm soát bệnh tim
Từ kết quả máy điện tim đo được bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cho bệnh nhân từ đó mới có thể có được những kế hoạch điều trị thích hợp giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh
Phương pháp đo điện tâm đồ
Trong y học hiện nay điện tâm đồ tiêu chuẩn là phương pháp được ứng dụng phổ biến. Những hoạt động của tim sẽ được máy điện tim ghi nhận sau một vài giây
Ngoại trừ khoảng thời gian đo những biểu hiện tim bất thường sẽ không được phát hiện. Vì vậy để có thể phát hiện được chúng chỉ khi máy điện tim nghỉ trường hợp hiện diện liên tục của các loại bệnh tim khác nhau
Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim liên quan đến rối loạn nhịp tim, nghĩa là nhịp tim lúc này sẽ thay đổi bất thường, lúc đến lúc đi. Trường hợp này chỉ kéo dài một vài phút hoặc xảy ra khi bệnh nhân gắng sức. Lúc này bệnh nhân sẽ được đo điện tâm đồ đặc biệt hay còn gọi là điện tâm đồ gắng sức để có thể phát hiện được bệnh tình một cách chính xác nhất
Bệnh nhân có nhịp tim đập nhanh hoặc tim đang hoạt động nặng sẽ giúp bác sĩ dễ chẩn đoán hơn. Khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức bệnh nhân bắt buộc phải vận động mạnh để tim đập nhanh hơn lúc này máy điện tim sẽ ghi lại toàn bộ các hoạt động điện học trong cơ tim một cách dễ dàng.
Trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện các vận động mạnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để tim hoạt động nhanh và nhịp tim có thể đập mạnh hơn
Tạm kết
Hiện nay bạn có thể tìm mua máy điện tim chính hãng, chất lượng tại Y Tế Hoàn Mỹ. Truy cập ngay số hotline: 0945 805 966 hoặc website: https://ytehoanmy.vn/ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào khác